Các bước lau dọn bàn thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc

TRẦN THỊ HẢI - 19/01/2019 - 0 bình luận

Trong những ngày giáp Tết Nguyên Đán, bên cạnh việc mua sắm, chuẩn bị trang trí nhà cửa thì lau dọn bàn thờ gia tiên để chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo và bày biện cúng Giao thừa là việc làm vô cùng quan trọng được hầu hết người dân Việt Nam quan tâm.

Bàn thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất trong mỗi gia đình. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc, may mắn của gia chủ. Dưới đây là các bước lau dọn bàn thờ ngày cuối năm giúp gia chủ phát tài phát lộc.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn bàn thờ gia tiên : Thông thường, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) – thời điểm tiễn Táo Quân lên trời là mọi người bắt đầu thu xếp thời gian dọn dẹp, bày biện bàn thờ và phải hoàn thành trước khi giao thừa.

Các bước tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên như sau : 

Bước 1 : Thắp hương xin gia tiên

Người thực hiện lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ. Chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên, thần linh biết về việc thu dọn bàn thờ. Đồng thời, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn chải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.

Bước 2: Tiến hành lau dọn bàn thờ gia tiên : 

Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương… đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Nếu có bài vị của thần Phật thì cần lau trước khi lau bài vị tổ tiên bởi theo quan niệm dân gian, lau bài vị tổ tiên trước là mạo phạm với thần Phật.

Nên lau bài vị trước khi dọn bát hương. Tránh việc rút chân hương và đổ hết tro ra ngoài, nên dùng thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi rửa sạch bát hương. Khi bát hương khô ráo, cần đốt 7 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương thần Phật và 3 tờ tiền vàng hơ quanh bát hương tổ tiên (ý nghĩa của việc này là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

Ngày nay có nhiều người đem tro bát hương đổ cũ ra sông, thay vào bát hương tro mới, nhưng người xưa thì dùng chiếc rổ mắt nhỏ để lọc tro cũ, lọc xong lại đổ vào bát hương chứ không đổ đi. Việc lọc tro cũng phải bắt đầu từ bát hương thờ thần phật trước rồi mới đến bát hương thờ tổ tiên.

Bước 3 : Sau khi lau rửa sạch sẽ, người ta sẽ đem bài vị thần Phật và tổ tiên đặt lại chỗ cũ.

Đặt vị trí các đồ trên bàn thờ sau khi lau dọn xong

Bước 4 : Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 hoặc 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đem hóa và thả tro xuống sông, suối hoặc để bón cây, không nên đổ lung tung. Khi sạch bàn thờ đã sạch bụi thì gia chủ mới tiến hành thay nước.

Bước 5 : Sau khi lau dọn xong bàn thờ gia tiên, gia chủ thắp hương và khấn một lần nữa báo cáo công việc đã hoàn tất đồng thời cầu xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an là kết thúc công việc lau dọn ban thờ.

Lưu ý cần tránh khi lau dọn bàn thờ gia tiên : Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương, nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của mọi người trần thế đối với cõi tâm linh. Vì thế, khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển. Hạn chế làm đổ vỡ đồ khi lau dọn, điều này đặc biệt rất kiêng kị với những người xưa, vì họ cho rằng như vậy là những điềm xấu, không tốt và tai họa sẽ xảy đến.

Nội thất An Phú Quý tự hào là đơn vị thiết kế, thi công tủ thờ đẹp uy tín tại Hà Nội.

Quý khách hàng, Công ty kiến trúc nội thất xem sản phẩm mẫu tại Showroom Lô 03 NV 1-2 khu đô thị Gelexia Riverside ngõ 885 Tam Trinh - P.Yên Sở - Q.Hoàng Mai - TP Hà Nội.

Phòng kinh doanh : 0972526876 / 0949797446.

 

 

 

Viết bình luận của bạn

NỘI THẤT AN PHÚ QUÝ

  • Số 7 ngõ 96 Võ Chí Công - Cầu Giấy - Hà Nội ( Đầu Hoàng Quốc Việt )

  • Phone: 0972526876

  • Email:

Top
Sale

Không sẵn có

Hết hàng