Mặt kính bếp từ thường được làm từ chất liệu kính cường lực, chịu nhiệt cao, có độ bền lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, hiện tượng bếp từ bị nứt mặt kính vẫn có thể xảy ra do thói quen sử dụng hoặc chất lượng sản phẩm. Cùng An Phú Quý tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý an toàn, hiệu quả ngay sau đây.
Tùy vào mức độ hư hỏng mà việc tiếp tục sử dụng bếp từ khi bị nứt mặt kính có thể có hoặc không nên.
Vết nứt nhỏ, không lan rộng, không ảnh hưởng đến vùng nấu hoặc bảng điều khiển cảm ứng.
Có thể xử lý tạm thời bằng keo silicon chuyên dụng để tránh nước xâm nhập vào trong bếp, bảo vệ bo mạch điện tử.
Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp tạm thời. Người dùng nên xem xét thay mặt kính mới trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn.
Vết nứt lớn, ảnh hưởng đến vùng nấu hoặc khiến bếp không hoạt động ổn định.
Nguy cơ chập cháy, rò rỉ điện, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
Khuyến nghị: Ngay khi phát hiện bếp từ bị nứt mặt kính, người dùng nên ngắt nguồn điện, dừng nấu ngay lập tức và liên hệ trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa uy tín để xử lý.
Nguyên nhân:
Một số dòng bếp từ giá rẻ sử dụng mặt kính thường hoặc kính pha tạp, không chịu được nhiệt độ cao hoặc lực tác động lớn.
Giải pháp:
Nên lựa chọn các dòng bếp từ sử dụng mặt kính Schott Ceran (Đức), EuroKera (Pháp) hoặc Kanger (Malaysia) – đây là những loại kính cao cấp, chịu lực và nhiệt tốt.
Nguyên nhân:
Đặt bếp không đúng vị trí, để vật nặng rơi vào mặt kính hoặc tác động lực quá mạnh khi đặt nồi.
Giải pháp:
Đặt bếp ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn.
Nên sử dụng bếp từ lắp âm để cố định chắc chắn trong quá trình sử dụng.
Tránh để đồ vật nặng, cứng phía trên khu vực nấu.
Nguyên nhân:
Nấu nồi quá to hoặc quá nặng (trên 4kg), nấu liên tục khiến bếp quá tải nhiệt.
Giải pháp:
Hạn chế sử dụng nhiệt độ tối đa trong thời gian dài.
Sử dụng các dòng bếp từ có tính năng tự ngắt khi quá nhiệt, đảm bảo độ bền và an toàn khi nấu.
Nguyên nhân:
Vết dầu mỡ, cặn thức ăn lâu ngày bám trên mặt kính làm giảm khả năng tản nhiệt, dễ gây nứt vỡ.
Giải pháp:
Vệ sinh mặt kính sau mỗi lần sử dụng bằng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng.
Không dùng vật sắc nhọn để cạo rửa mặt bếp.
Nguyên nhân:
Dội nước lạnh hoặc lau ngay khi mặt kính còn nóng gây sốc nhiệt, làm kính nứt.
Giải pháp:
Sau khi nấu, để bếp nghỉ 15 – 20 phút để mặt kính nguội hẳn mới vệ sinh.
Ưu tiên các dòng bếp có quạt tản nhiệt hoạt động sau khi tắt bếp để hạ nhiệt nhanh.
Để hạn chế tối đa tình trạng bếp từ bị nứt mặt kính, bạn nên:
Chọn bếp từ mặt kính chịu lực – chịu nhiệt cao.
Dùng nồi đáy phẳng, vừa kích thước với vùng nấu để tránh nóng cục bộ.
Tuyệt đối không để nước tràn hoặc dùng lửa trực tiếp trên mặt kính.
Tránh tác động lực mạnh trong quá trình nấu.
Vệ sinh định kỳ sau mỗi lần sử dụng.
Nếu bếp từ nhà bạn bị nứt mặt kính hoặc gặp sự cố khi sử dụng, An Phú Quý sẵn sàng hỗ trợ bạn:
Thay mặt kính bếp từ chính hãng, đúng chuẩn kỹ thuật.
Dịch vụ kiểm tra – sửa chữa – thay linh kiện tận nơi.
Tư vấn lựa chọn bếp từ cao cấp mặt kính Schott Ceran, bảo hành dài hạn.
📍 Địa chỉ: Số 7, ngõ 96 Võ Chí Công, Cầu Giấy, Hà Nội
☎️ Hotline hỗ trợ kỹ thuật: 097.2526.876
🌐 Website: anphuquy.vn